# Vải Lụa là gì? | Đặc Điểm | Ứng Dụng Phổ Biến
Vải lụa là một loại vải rất mịn, bề mặt mỏng được dệt bằng tơ tằm. Đầu tiên là người ta nuôi tằm, sau đó lấy tơ xé ra thành sợi rồi dệt thành những tấm vải lụa lớn
Từ xưa cho đến nay, chất liệu vải lụa đã được coi là một loại vải cao cấp và sang trọng nhất. Vải lụa được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vậy vải lụa là gì? Nó có gì nổi bật mà được nhiều người ưa thích như vậy? Bài viết dưới đây của Gianphoi.com.vn sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
1. Vải lụa là gì?
Vải lụa được dệt bằng tơ tằm
Vải lụa là một loại vải rất mịn, bề mặt mỏng được dệt bằng tơ tằm. Đầu tiên là người ta nuôi tằm, sau đó lấy tơ xé ra thành sợi rồi dệt thành những tấm vải lụa lớn. Với quá trình sản xuất hết sức công phu này đã tạo nên giá trị kinh tế lớn cho loại vải lụa thượng hạng này.
Nhờ công nghệ dệt vải tiên tiến cùng với cách pha trộn theo các tỉ lệ khác nhau mà người ta có thể sản xuất ra rất nhiều loại vải lụa khác nhau, cụ thể như: Vải lụa tơ tằm, vải lụa satin, vải lụa cotton, vải lụa gấm, vải lụa cát, vải lụa đũi.
Một số loại vải khác được sử dụng phổ biến trên thị trường
2. Quy trình sản xuất vải lụa
Khi nói đến vải lụa thì chắc ai trong chúng ta cũng biết về chất liệu này rồi, tuy nhiên không phải ai cũng biết quy trình để tạo ra được loại vải cao cấp này. Sau đây là các bước để sản xuất ra được một tấm vải lụa chất lượng cao, các bạn hãy tham khảo nhé.
Bước 1: Giai đoạn nuôi tằm
Đầu tiên trong công đoạn tạo ra vải lụa là nuôi tằm. Thức ăn hằng ngày của là những chiếc lá dâu xanh tốt hoặc lá sắn. Tằm được nuôi bằng lá dâu trong khoảng từ 23- 25 ngày thì chúng bắt đầu nhả tơ và bắt đầu tạo kén.
Bước 2: Giai đoạn tằm nhả tơ tạo kén
Sau khi tằm đến thời gian tạo kén, người nuôi sẽ bắt tằm đặt lên một chiếc né riêng. Trong suốt 48h, tằm liên tục nhả sợi protein (từ nước bọt) quanh mình và tằm sẽ cuộn tròn trong đó và nhả tơ, nó sẽ nằm im trong kén khoảng 7 ngày. Lượng tơ tằm nhả ra có thể lên đến 1 kilomet. Sau khi nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.
Bước 3: Giai đoạn ươm tơ
Sau khi tằm nhả tơ được khoảng 1 tuần, nhà nuôi tằm sẽ chuyển những kén đó ngâm trong nước sôi. Sau đó đảo đều để vỏ kén bên trong bong ra. Sau đó rút lấy những sợi tơ bên trong và chập 10 sợi tơ thành 1, cuốn vào con quấn tơ chuyên dụng. Sau cùng sợi tơ tằm sẽ được chiết xuất bằng cách chải kén.
Bước 4: Giai đoạn dệt lụa
Đây là giai đoạn ghép nối những sợi tơ thành tấm lụa. Tơ thô được dệt hoặc đan thành vải hoặc kéo thành sợi. Mật độ các sợi tơ dày mỏng cũng khiến tấm lụa có độ dày mỏng và chất lượng khác nhau.
Xem thêm: 99+ Mẫu Giàn Phơi Thông Minh Chính Hãng, Giá Tốt
3. Đặc điểm của vải lụa
Hiện nay nhu cầu sử dụng vải lụa rất lớn, bởi chất liệu này mang nhiều ưu điểm tuyệt vời mà không phải loại vải nào cũng có được. Sau đây, Gianphoi.com.vn sẽ đưa ra một số đặc điểm nổi bật nhất của vải lụa.
Vải lụa rất mịn, mượt, mềm
+ Vải lụa được sản xuất từ các sợi tơ tự nhiên nên khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mịn, mượt, mềm và rất bền và chắc chắn.
+ Cấu trúc của vải lụa khá giống hình tam giác, nhờ vậy ánh sáng có thể chiếu vào giúp cho bề mặt vải lụa có vẻ óng ánh một cách hoàn toàn tự nhiên.
+ Vải lụa có khả năng giữ nước rất tốt, tính dẫn nhiệt và điện kém.
+ Vải lụa còn có khả năng giữ ấm cực tốt, nên dù nhìn nó rất mỏng manh nhưng mặc vào những ngày đông cũng sẽ rất ấm.
+ Không bị biến dạng màu do có tính chịu nóng cực cao.
+ Không gây hiện tượng kích ứng da khi mặc do được sản xuất từ chất liệu tơ tự nhiên.
Để giữ vải lụa được có hương thơm và luôn mềm mại bạn có thể sử dụng giấy thơm quần áo để bảo quản vải. Giấy thơm sẽ giữ vải luôn thơm và mêm.
4. Ứng dụng của vải lụa trong đời sống
Hiện nay, vải lụa không chỉ được sử dụng để làm nguyên vật liệu sản xuất trong lĩnh vực thời trang mà nó còn được con người khai thác để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như:
Vải lụa được dùng để sản xuất rèm cửa
Vải lụa sử dụng trong trang trí nội thất: Hiện nay, các nhà sản xuất đã sử dụng vải lụa để sản xuất ra các loại rèm cửa. Các sản phẩm rèm cửa được làm từ lụa sẽ có độ rũ cao, bóng mịn, óng ánh mang đến cho không gian lắp đặt sản phẩm thêm phần sang trọng và cao cấp. Ngoài ra, vải lụa còn được dùng để bọc ghế sofa, dùng để sản xuất khăn trải bàn, dùng làm sản xuất chăn ga gối đệm.
Vải lụa còn được sử dụng trong hội họa: Một bức tranh thêu từ chất vải lụa tơ tằm mang đến sự mềm mại với những đường thêu tinh xảo đã khắc họa một tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp.
Ngoài rèm cửa vải lụa thì còn có các loại rèm cuốn polyester với ưu điểm chống nắng 100% và tạo không gian thoáng mát tạo tính thẩm mỹ
5. Cách vệ sinh, bảo quản vải lụa
Vải lụa nên giặt bằng tay
Vải lụa là chất liệu tự nhiên nên nó khá “khó tính” trong việc sử dụng, giặt và bảo quản. Khi giặt bạn không nên giặt chung vải lụa với các sản phẩm khác để tránh phai màu và co rút chỉ. Trước khi giặt nên ngâm vải vào nước ấm có pha xà phòng trong 5 phút.
Đặc biệt, vải lụa không nên giặt bằng máy mà cần giặt bằng tay và khi giặt cần vò nhẹ, không nên dùng lực quá nhiều để vò hay vắt nước.
Sử dụng dung dịch giặt dịu nhẹ khi giặt vải lụa tơ tằm. Nếu sử dụng các chất giặt tẩy mạnh sẽ làm mất đi kết cấu của sợi tơ tằm, làm chúng nhanh mục và nhanh hỏng.
Khi phơi nên chọn chỗ thoáng mát, không để ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
Hy vọng, với những thông tin mà Gianphoi.com.vn cung cấp sẽ bổ sung thêm được một phần nào kiến thức cho bạn về vải lụa. Hãy nhớ theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
Thông tin liên hệ:
Website: Gianphoi.com.vn
Địa chỉ: 284 Đường Mỹ Đình, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0966615399
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/gianphoidothongminhhoaphatchinhhang
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYVxTqHnwSjs1eVgN2H_cig