Mái hắt là gì? Cách sử dụng mái hắt cho không gian sống
Mái hắt là kết cấu nhô ra khỏi tường, nằm phía trên hoặc ngang với lanh tô cửa đi và cửa sổ, dùng để bảo vệ và ngăn chặn nắng mưa hắt vào nhà
- 1. Mái hắt là gì?
- 2. Cấu tạo của mái hắt
- 3. Tiêu chuẩn xây dựng mái hắt
- 4. Các vị trí thường đặt mái hắt
- 4.1 Mái hắt lắp ở cửa sổ
- 4.2 Mái hắt lắp ở cửa ra vào
- 5. Các mẫu mái hắt phổ biến hiện nay
- 5.1 Mái hắt cốt thép hình chữ nhật
- 5.2 Mái hắt vươn dài ra lối đi
- 5.3 Mái hắt chữ L
- 5.4 Mái hắt hình vòm
- 5.5 Mái hắt dạng mái chéo
- 5.6 Mái hắt có hoa văn trang trí
Trong nhiều công trình xây dựng, việc xây mái hắt là cần thiết và chúng ta có thể bắt gặp chúng bất cứ ở đâu, thế nhưng không phải ai cũng hiểu mái hắt là gì. Vì vậy, bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn một số thông tin hữu ích về mái hắt.
1. Mái hắt là gì?
Mái hắt hay còn được gọi là ô văng, là kết cấu nhô ra khỏi tường, nằm phía trên hoặc ngang với lanh tô cửa đi và cửa sổ, có cấu trúc dốc hoặc ngang, dùng để bảo vệ và ngăn chặn nắng mưa hắt vào nhà. Thông thường vì tiết kiệm nguyên vật liệu thì nhà thầu sẽ kết hợp giằng tường với mái hắt và lanh tô.
Mái hắt thường nhỏ hơn 1,2m chiều dài, nhô ra khoảng 40, 50cm so với mặt tường và có cấu tạo giống như một tấm mỏng côngxôn không quá dày (6-9cm). Thường mái hắt sẽ được hoàn thiện trước sau đó mới lắp vào nhà.
Hiện nay có hai cách để xây mái hắt. Cách thứ nhất đó là xây mái hắt dính liền với lanh tô và cách thứ hai đó là xây mái hắt rời lanh tô.
Ngoài mái hăt rèm nhựa chống nắng ngoài trời cũng là giải pháp hữu hiệu để chống nắng cho ngôi nhà của bạn.
2. Cấu tạo của mái hắt
Thông thường, mái hắt được làm bằng bê tông cốt thép, một vài trường hợp mái hắt có thể được làm bằng các chất liệu khác như mái hắt gỗ kính, mái hắt khung thép. Tuy nhiên, trước sự phát triển và phổ biến của nhà bê tông cốt thép thì mái hắt bê tông cốt thép cũng được nhiều người lựa chọn. Khi đó người ta thường kết hợp mái hắt và lanh tô thành một khối thống nhất.
Mái hắt sau khi đúc phải kiểm tra khả năng chịu lực trước khi đặt vào vị trí để đảm bảo độ an toàn và bền vững của cấu kiện. Bước này vô cùng quan trọng, nếu không không đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ khiến mái hắt bị sập trong quá trình thi công, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3. Tiêu chuẩn xây dựng mái hắt
Theo quy định luật xây dựng thì độ vươn ra tối đa của ban công, mái hắt, mái đua… sẽ rơi vào khoảng từ 0,9m – 1,4m. Ngoài ra thì cũng phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m.
Không thi công vượt chỉ giới đường đỏ
Không được sử dụng vào mục đích như làm ban công, sân thượng, trưng bày cây cảnh sinh thái, những vật nặng khác
Thi công phải đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy
Bạn có thể áp dụng Cách che nắng cửa sổ tại nhà để làm giảm lượng ánh nắng chiếu trực tiếp vào ngôi nhà từ đó làm mát nhà hiệu quả.
4. Các vị trí thường đặt mái hắt
Mái hăt thường xuất hiện ở các ngôi nhà và phòng ở các vùng nhiệt đới (trong đó có Việt Nam), thông thường mát hắt sẽ được lắp đặt tại cửa sổ hoặc cửa ra vào.
4.1 Mái hắt lắp ở cửa sổ
Cửa sổ là vị trí lắp đặt mái hắt phổ biến nhất hiện nay. Lắp đặt mái hắt ở cửa sổ sẽ giúp hạn chế nắng chiếu thẳng vào phòng và mưa không thể hắt vào các khe hở của cửa sổ. Bên trên mái hắt của cửa sổ, nhiều gia đình có thể tích hợp làm ban công.
4.2 Mái hắt lắp ở cửa ra vào
Một vị trí khác có thể đặt mái hắt đó là cửa ra vào. Không chỉ che nắng mưa hiệu quả mà còn tạo sự sang trọng cho căn nhà ngay lúc đặt chân đến trước cửa.
Xem thêm # 21+ Mẫu Mái Hiên Cố Định Đẹp, Che Nắng Che Mưa Giá Tốt
5. Các mẫu mái hắt phổ biến hiện nay
Thông thường, mái hắt sẽ được thiết kế tùy theo loại nhà và cách trang trí của gia chủ. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẫu mái hắt phổ biến hiện nay .
5.1 Mái hắt cốt thép hình chữ nhật
Đây là loại mái hắt được xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Mái hắt hình chữ nhật có kết cấu đơn giản chỉ là tấm bê tông cốt thép gắn liền với lanh tô, mang lại sự nhẹ nhàng trong thiết kế của căn nhà.
5.2 Mái hắt vươn dài ra lối đi
Đây là loại mái hắt hiện đại mang đến sự tinh tế cho cửa ra vào nhà bạn. Đặc biệt, vào ban đêm khi đèn được bật sẽ tạo điểm nhấn cho lối đi của nhà bạn.
5.3 Mái hắt chữ L
Mái hắt chữ L có thiết kế mạnh mẽ, hiện đại. Thông thường, mái hắt chữ L sẽ được kết hợp thành ban công vì tính chắc chắn của nó.
Cửa sổ là nơi nhận ánh nắng trực tiếp vì vậy cần có Mái Che Cửa Sổ để có thể che nắng và che mưa giảm bớt nhiệt độ cho ngôi nhà của bạn.
5.4 Mái hắt hình vòm
Mái hắt hình vòm cho cửa sổ nhỏ, kết hợp với cửa kính, rèm mỏng, ô văng cong cong sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.
5.5 Mái hắt dạng mái chéo
Loại mái hắt này thướng hướng chéo xuống, bên trên thường lợp ngói hoặc bằng bê tông, nó giống như một mái nhỏ dành cho cửa sổ, tránh tình trạng mưa bắn nước vào nhà hoặc vào mặt kính.
5.6 Mái hắt có hoa văn trang trí
Thay vì sử dụng những đường nét cứng cáp, toàn bộ phần mái hắt sẽ được trang trí bởi những hoa văn mềm mại như hoa văn hình sóng, hoa văn hình mây, dây leo… hoặc một số hoa văn mang ý nghĩa biểu tượng nhất định. Loại mái hắt phù hợp với những mẫu cửa sổ của các ngôi nhà thiết kế theo kiến trúc cổ điển hoặc tân cổ điển.
Trên đây là giải đáp về mái hắt, hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ lựa chọn được cho mình mẫu mái hắt đẹp như ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về mái hắt hay đang có nhu cầu sử lắp đặt bạt che nắng hay mái hiên di động hãy liên hệ trực tiếp đến Gianphoi.com.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ:
Website: Gianphoi.com.vn
Địa chỉ: 284 Đường Mỹ Đình, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0966615399
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/gianphoidothongminhhoaphatchinhhang
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYVxTqHnwSjs1eVgN2H_cig